Đất Bình Thuận thời sơ khai
Ðất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là Thuận Thành trấn, rồi lập Bình Thuận Phủ vào năm 1697, lấy đất phía Tây Phan Lang lập hai huyện An Phước và Hòa Ða. Sau đổi làm Bình Thuận Dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài...
Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận và Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận.
Thời Pháp thuộc, năm 1904, khi cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của anh hùng Phan Bội Châu chấn động cả nước, nêu cao tinh thần duy tân tự cường để cứu nước, thì tại các tỉnh miền Trung phần, những người có lòng với quê hương tìm cách phát động phong trào mở mang dân trí, phục hồi dân khí. Hai anh hùng Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp vào Phan Thiết, mở thư xã, diễn thuyết nhiều lần kêu gọi đồng bào ý thức tự cường, truyền bá tinh thần canh tân, phát triển công thương nghiệp. Phong trào Duy Tân khởi sự tại Bình Thuận sớm hơn mọi nơi. Trước năm 1975, tỉnh Bình Thuận có các quận Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giao, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Ða, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
Các lễ hội dân gian tại Bình Thuận:
* Hội Ðền Dinh Thầy: Diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân, Bình Thuận là ngày giỗ Thầy và Thím. Theo truyền thuyết có 2 vợ chồng: Thầy và Thím quê Quảng Nam sống ở thế kỷ 19, học đạo, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân trong vùng theo pháp thuật. Trong phiên tòa xử án, Thầy và Thím đã cuốn lụa biến thành rồng đỏ bay vào Hàm Tân (Bình Thuận) sống tại đây và làm thuốc trị bệnh cứu giúp dân lành cho đến khi qua đời. Dân trong vùng thương tiếc lập đền thờ Thày và Thím. Hội Dinh Thày còn mang nhiều tín ngưỡng mê tín, dân đến cúng giỗ rất đông, cầu cúng xin xăm, xin lá số. Nhân dân trong vùng mang theo nhiều lễ vật để dự lễ cúng chay vào tối 15, cúng cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 thng 9.
· Lễ Hội Mbăng Katê: Lễ hội được tổ chức vào tháng 8, 9 âm lịch (đầu tháng 7 Chăm lịch), tại các lăng, tháp sau đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có qui mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn. Ðây là lễ Tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như Po Klong Grai Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là việc thăm viếng, kết nghĩa bạn bè... Buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần , tắm tượng , mặc áo , đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc các nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia các trò vui như ngâm thơ, chơi nhạc,...
· Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Raglai trên núi cũng xuống dự hội, chia xẻ niềm vui với ngườiChăm.
* Lễ Cầu Yên: Là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ chức hàng năm tại các làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch kéo dài khoảng 3 ngày đêm. Dân làng làm lễ cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của dân tộc Chăm và trị chơi thả thuyền. Ngoài ra đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Ðảo, lễ Rija Nưa, lễ Ðắp Ðập, lễ Cấm Phòng...
Giới thiệu chung về Bình Thuận
Bình Thuận là miền đất cuối cùng của miền Trung, phía Nam giáp miền Đông, phía Tây là rừng núi giáp Lâm Đồng. Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Chính những đặc điểm về tự nhiên đó là điều kiện thuận lợi, để từ lâu đời trên vùng đất này đã có con người sinh sống từ thời Tiền sử và Sơ sử mà những di tích khảo cổ học được phát hiện, khai quật đã chứng minh sinh động về những nền văn hóa khảo cổ đã qua.
Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc, nhiều vương quốc với những nền văn hóa phát triển đã để lại đến ngày nay. Trong số đó có vương quốc Chămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế kỷ ở thời cổ đại và trung đại, có một nền văn hóa phát triển rực rỡ ngang hàng với các nước trong khu vực. Họ để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng. Ðặc biệt về kiến trúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ. Trong quá trình mở nước về phía Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận (1697), người Việt đã kế thừa những thnh tựu về văn hóa của người Chăm và một phần của các dân tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hóa truyền thống phát triển qua từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục, tập quán văn hóa của Tổ tiên tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Trải qua hơn 300 năm lịch sử các thế hệ Tiền nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hàng trăm di tích cò giá trị, đó là những công trình kiến trúc: tháp, đình, cha, đền. miếu ….. Từ xưa là những yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân tộc. Khi nói đến Phan Thiết - Bình Thuận, người ta nghĩ ngay đến miền duyên hải với những bãi tắm sạch, đẹp nổi tiếng, đã từ lâu là điểm đến đầy quyến rũ. Thế nhưng, Phan Thiết còn là điểm hẹn của những "tour" du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cùng với chủ đề: "Bình Thuận - biển ấm tình người", "Du lịch văn hóa" là một nét mới cho du lịch Bình Thuận nhằm hưởng ứng chương trình "Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới".Bắt đầu từ thành phố Phan Thiết - thành phố nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp nằm dọc hai bên bờ sông Cà Ty - con sông được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn muôn người con của đất Bình Thuận. Tuy là thành phố trẻ (được vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập năm 1898), nhưng theo các nhà nghiên cứu thì phố cổ Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang. Thành phố hiện còn những ngôi nhà xưa với lối kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Pháp, nằm ẩn hiện trong những vườn cây, tạo nên vẻ đẹp yên ả, "rất duyên" cho phố biển này. Chợ Phan Thiết sầm uất, nằm ngay trung tâm thành phố với những đặc sản của đất Bình Thuận mà du khách khi đến với Phan Thiết thường ghé lại mua về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè... Cách đó không xa là khu lưu niệm trường Dục Thanh - nơi này vào năm 1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sống và dạy học ở đây, trước khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước. Hiện trong khuôn viên vườn trường có cây khế do chính tay Người chăm sóc vẫn còn đó như một kỷ niệm: "Ngôi trường nhỏ một hôm Người đến. Cây khế sau vườn mừng trổ đỏ chùm bông". Ðối diện với trường Dục Thanh l Phân viện Bảo tng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật về Bàc Hồ với các hình ảnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận. Gần trung tâm thnh phố Phan Thiết về hướng biển còn có đình Vạn Thuỷ Tú - nơi thờ cá Voi (thần Nam Hải). Tại đây có trên 100 bộ xương cá voi, trong đó có bộ xương cách đây gần 200 năm. Ðiều đặc biệt ở đây được các nhà khoa học nước ngoài đánh giá là nơi lưu giữ bộ sưu tập xương cá voi "lớn nhất thế giới". Ðến đây, du khách sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng tục thờ cá Voi mang đậm nét "văn hoá biển" của ngư dân duyên hải miền Trung.Từ thành phố Phan Thiết ra Mũi Né, ở km số 6 một cụm tháp Chàm Pôshanư (còn gọi là tháp Phú Hải) - một trong những cụm tháp cổ còn lại đứng trầm mặc theo thời gian, minh chứng cho nền văn hóa, văn minh Chămpa một thời rực rỡ. Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Pôshanư vẫn là một di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Chăm. Gần đó là di tích lầu ông Hoàng (xưa kia nơi này là lâu đài "Tổ Chim Ưng" do ông hoàng người Pháp Montpensier xây dựng để sống chung với người đẹp Phan Thiết), nằm trên một ngọn đồi sát biển. Ðây cũng từng là nơi hò hẹn của đôi tình nhân: thi sĩ Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Chính chuyện tình của hai người mà di tích lầu ông Hoàng đã đi vào thi ca và càng làm cho Phan Thiết được nhiều người biết đến.Bình Thuận còn là "vùng đất Phật" với những ngôi chùa nổi tiếng như: Cổ Thạch (hay còn gọi là Chùa Hang) ở Tuy Phong; Linh Sơn Trường Thọ trên đỉnh núi Tà Kou ở Hàm Thuận Nam - nơi có tượng Phật nhập Niết Bàn dài 49m, lớn nhất Việt Nam; Dinh Thầy Thím ở Hàm Tân - tất cả đều là những danh lam thắng cảnh đẹp, đạt tiêu chuẩn là những điểm du lịch văn hóa, du lịch hành hương hấp dẫn du khách khắp nơi tìm về.
Những thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa đó là những di sản được kết tinh lại qua bàn tay, khối óc của ông cha chúng ta, qua nhiều thế hệ, được bồi đắp và giữ gìn đến ngày nay đã cấu thành các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Sau khi thành Đồ Bàn thất hủ, vương quốc Chăm pa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó, lãnh thổ phía Bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Kaothara (Khánh Hoà). Đến giữa TK XVII chuyển về vùng Phan Rang, cho đến năm 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chămpa mất hản độc lập, chỉ tồn tại như 1 thế lực bán tự chủ. Trong thời Minh Mạng, người Chămpa trở thành 1 thành phần của dân tộc Việt Nam. Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận có bà Thêm thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn lưu giữ 1 số hiện vật và chau báu của vua Chăm như Vương Miện bằng vàng y nặng 1,5kg.
Vào giữa TK XVIII tỉnh Bình Thuận còn là vùng đất hoang sơ nhưng qua những lần theo đàn cá vụ Nam, ngư dân miền Bắc mới phát hiện đây là vùng biển giàu hải sản, mưa thuận gió hoà. Đến cuối TK XVIII được sự khuyến khích của chú Nguyễn cư dân người Việt di cư đến đây ngày càng đông, họ khai phá biến đất hoang sình lầy thành xóm làng vạn chài.
Năm 1692 chúa Nguyễn đã đặt tên cho vùng đất mới khai phá này là Thuận Phủ, năm 1694 đổi thành Thuận Thành Trấn và đến năm 1697 phủ Bình Thuận ra đời với địa giới từ phía Nam sông Phan Rang trở vào giáp vùng đất Biên Hoà ngày nay được chia làm 4 đạo: Phan Rang – Phan Thiết – Maly – Phố Hài. Vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832) thành lập tỉnh Bình Thuận. Ngày 20/10/1998 vua Thành Thái xuống dụ công bố PT thành thị xã cùng lúc với thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An… Năm 1976 là tỉnh thuận Hải, năm 1993 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải. Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.992 km, toàn tỉnh có 192 km đường bờ biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 800mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, dân số khoảng 1.047.040 người, thành phần dân tộc gồm Việt – Chăm – Hoa, trong đó người Kinh chiếm khoảng 93% dân số toàn tỉnh. Bình Thuận có TP. Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý. Nghề đánh bắt hải sản ở PT phát triển mạnh mỗi năm đánh bắt được từ 110 – 120.000 tấn/ năm, về nông nghiệp là tỉnh có diện tích trồng cây Thanh Long lớn nhất cả nước. Đặc biệt là ngành du lịch với các điểm tham quan khá hấp dẫn như: núi Takou, Dinh Thầy Thím, Tháp cổ Poshanư, Hồ Biển Lạc, Bàu Sen, Bàu Trắng, Hải Đăng Khe Gà và Đồi cát di động. Mũi né với lợi thế bãi biển đẹp và an toàn cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort từ 1 – 4 so được xây dựng 1 cách nhanh chóng đã đáp ứng được lượng khách du lịch khá lớn đem lạingân sách lớn cho tỉnh.
Theo nghiên cứu tham khảo của Nữ sĩ Như Nguyên Nguyễn Ngọc Hiền (là hậu duệ xa đời của Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào là anh ruột của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thì chủ ý dùng chữ Bình trong địa danh Bình Thuận của LTH Nguyễn Hữu Cảnh là để ông kỷ niệm và nhớ đến nguyên quán Quảng Bình, theo nghiên cứu về LTH Nguyễn Hữ Cảnh, nữ sĩ Như Hiên viết:”Trước tiên là Trấn Biên (nơi đầu Biên Giới), Bình Khương sau đến Bình Thuận” Để dẫn chứng nữ sĩ Như Hiên liệt kệ một số địa danh có chữ Bình và chữ Tân ở xứ Gia Định.
- Ngã 3 Tân Minh (bên phải – Km 1750): Rẻ phải sẽ đi vào huyện Hàm Tân, đi thêm
khoảng 22km nữa sẽ đến Thị trấn La Gi hay còn gọi là ngã ba 46 (vì La Gi cách Phan Thiết 46km). từ ngã 3 Hàm Tân đi đến Dinh Thầy Thím 18km, đây là 1 di tích tôn giáo đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá.