http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN

Translate

Giới thiệu về Phan Thiết

Ảnh của tôi
Hồ Chí Minh, Vietnam
Phan Thiết là một điểm du lịch rất thú vị, biển xanh, đồi cát vàng,dưới những rặng dừa trĩu quả và những vườn Thanh Long hồng rực luôn làm nao nức lòng của du khách phương xa. Hãy cùng chúng tôi những HDV "thổ địa" làm một hành trình đầy trải nghiệm nhé! Liên hệ: 083.5110854 - 0919 80 77 33 - Email: dulichdongphuong@gmail.com
Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

Tour Phan Thiết

TOUR PHAN THIẾT HẰNG NGÀY:

Mã tour: DP – PT1 - Thời gian: 2 ngày 1 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe giường nằm, xe jeep

Giá Tour: 1.550.000đ/khách

Là một hành trình đầy thú vị, Quý Khách sẽ được tìm hiểu đầy đủ về vùng đất xinh đẹp này, với các Hướng Dẫn Viên “Thổ Địa” Quý Khách luôn được cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến

Bao gồm: Đi và về bằng xe giường nằm, Resort 2 sao đến 4 sao, xe đặc chủng, ăn hải sản, tham quan: Bàu Sen, Đồi Cát Trắng, Xem Múa Rối Nước, Nhạc Nước, Múa Chăm

TOUR PHAN THIẾT 1 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: DP – PT1 - Thời gian: 1 ngày 1 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới

Giá Tour: 1.150.000đ/khách

Tour dành cho những ai muốn tiết kiệm thời gian, trong 1 ngày tại Phan Thiết Quý Khách vẫn chinh phục được Đồi Cát Bay, tham gia các trò chơi vận động bãi biển, tắm biển và trò chơi sân khấu quy mô với nhiều phần quà hấp dẫn, thưởng thức hải sản và món ăn đậm chất địa phương. Với sự hướng dẫn chuyên nghiệp nhiệt tình của đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của

Dong Phuong Travel, Quý khách sẽ được tận hưởng những giây phút vui tươi thoải mái ở thànhphố biển xinh đẹp này.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới,, Khu du lịch 1 sao, dịch vụ ghế dù bãi biển, trò chơi bãi biển, chương trình sân khấu, các món quà có giá trị, ăn hải sản, tham quan: Đồi Cát Bay.

TOUR PHAN THIẾT 2 NGÀY – 1 ĐÊM:

Mã tour: DP – PT3 - Thời gian: 2 ngày 1 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe giường nằm, xe jeeb

Giá tour: 2.470.000đ/khách

Quý Khách được tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời với biển xanh, nằng ấm, thưởng thức hải sản, chinh phục đồi cát và tham gia các trò chơi tập thể vui nhộn. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Phuong Travel luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, Resort từ 2 sao đến 4 sao, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

Tour Phan Thiết Lễ 2/9

Mã Tour: ĐP - PT lễ 2/9

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch 16 chỗ - 45 chỗ

Giá tour: 2.150.000VNĐ

Thời gian: 2 Ngày - 1 đêm

Khởi hành: Ngày 1/9/2012

Ngày về: Ngày 2/9/2012

Là vùng đất đầy cát, nắng và gió, Phan Thiết - Mũi Né được biết đến như một điểm du lịch thú vị với bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc biển xanh - cát đỏ - nắng vàng. Đến với Phan Thiết là để chinh phục Đồi Cát Mũi Né, hòa mình cùng thiên nhiên, thưởng thức những món ngon miền biển và tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi cuối tuần thú vị!Hành trình của Quý Khách được thực hiện bởi những "Hướng Dẫn Viên Thổ Địa" chắc chắc sẽ làm cho chuyến đi của Quý Khách thêm phần lý thú.

Quý Khách được tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời với biển xanh, nằng ấm, thưởng thức hải sản, chinh phục đồi cát và tham gia các trò chơi tập thể vui nhộn. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Phuong Travel luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, Resort 3 saoo, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

Mã tour: DP – PT4 - Thời gian: 3 ngày 2 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 3.470.000đ/khách

Cổ Thạch chùa hang với bãi đá 7 màu đã được ghi và kỷ lục ginnes Bình Thuận, với khung cảnh trầm mặc của chùa hang, bãi biển hoang sơ sẽ làm cho Quý Khách có dịp thư giãn và chiêm nghiệm lại cuộc đời của mình, tiếp tục đến với Mũi Né, Quý Khách chinh phục Đồi Cát Bay, thưởng thức Dừa Ba Nhát, khám phá Tháp Poshanư và bộ xương cá ông lớn nhất Việt Nam, chinh phục Núi Tà Cú với tượng phật nhập niết bàn dài 49m. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Phuong Travel luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, Resort từ 2 sao, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

TOUR PHAN THIẾT TUẦN TRĂNG MẬT

Mã tour: DP – PT5 - Thời gian: 2 ngày 1 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe giường nằm, xe jeeb

Giá tour: 2.790.000đ

Thiên đường chỉ có đôi ta tại Mũi Né Phan Thiết, những cặp đôi sẽ có những giây phút nghĩ ngơi thoải mái tại những resort đẹp nhất ở Phan Thiết, ngoài ra còn được tham quan những điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn như: Đồi Cát, Bàu Sen, Khu Du Lịch Long Sơn, Suối Tiên …Cặp đôi sẽ có dịp ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời. Hãy trải nghiệm cùng Dong Phuong Travel với những Hướng Dẫn Viên Thổ Địa sẽ làm hài lòng Quý Khách.

Bao gồm: Đi và về bằng xe giường nằm,xe đặc chủng, Resort 3 sao sát biển, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

TOUR PHAN THIẾT TEAM BUILDING

Mã tour: DP – PT6 - Thời gian: 2 ngày 1 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá Tour: Liên hệ

Từ lâu biển Hàm Thuận Nam đã nổi tiếng là nơi tổ chức các chương trình Team Building hấp dẫn, nhất là việc kết bè di chuyển ra ngọn Hải Đăng cổ nhất ở Việt Nam, leo lên Tháp Đèn và thưởng thức không khí biển, phóng tầm mắt nhìn bao quát cả vùng biển xinh đẹp

Bao gồm: Đi và về bằng đời mới, Resort 3 sao sát biển, vật dụng team, đội ngũ tổ chức team và setup team, ca sĩ, sân khấu, âm thanh, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

TOUR PHAN THIẾT 3 NGÀY – 2 ĐÊM

Mã tour: DP – PT7 - Thời gian: 3 ngày 2 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 2.470.000đ/khách

Đây thật sự là một chương trình nghỉ dưỡng tuyệt vời sau khi trải qua những ngày làm việc vất vả. Quý Khách sẽ được tận hưởng những giây phút vui chơi thoải mái đầy sự thú vị và khám phá gần như trọn vẹn về thành phố biển xinh đẹp này.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, Resort từ 2 sao đến 4 sao, vé tham quan, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác

TOUR PHAN THIẾT – ĐẢO PHÚ QUÝ:

Mã tour: DP – PTPQ - Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh, xe honda,tàu trung tốc PT - PQ

Giá tour: 5.570.000đ/khách

Sau khi trải nghiệm 1 ngày 1 đêm tại thành phố biển Phan Thiết, Quý Khách tiếp tục lên tàu khám phá đảo Phú Quý xinh đẹp và hoang sơ, sau 3 tiếng đồng hồ trên biển, Quý Khách sẽ có những cảm giác thích thú, đến với đảo Phú Quý là một trong những tour mới lạ, độc đáo chỉ có ở Dong Phuong Travel, Quý Khách sẽ thưởng thức hải sản tươi ngon được đánh bắt ngay tại biển với món Cua Huỳnh Đế nổi tiếng.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, xe honda, Resort 2 sao,nhà nghỉ, vé tàu ra đảo (khứ hồi) ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác

TOUR PHAN THIẾT ĐÀ LẠT

Mã tour: DP – PTĐL - Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 4.070.000đ/khách

Hành trình liên tuyến từ biển Phan Thiết xinh đẹp qua đến cao nguyên Đà Lạt sẽ cho Quý khách trải nghiệm những điều bất ngờ. Sau khi được thỏa thích tắm biển, khám phá Suối Tiên, Đồi Cát Di Động, thưởng thức các hải sản biển: Sò Điệp, Mực Một Nắng, Tôm Hùm…Quý Khách tiếp tục đến cao nguyên Đà Lạt nơi được mệnh danh là “Thành Phố Ngàn Hoa” để tận hưởng không khí mát lạnh, tìm hiểu các loài hoa xinh đẹp và thú vị, chinh phục Langbiang huyền thoại, giao lưu với người dân tộc xã lát, thưởng thức chương trình cồng chiêng, viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, đi xe lửa ở vùng ngoại ô, thưởng thức thịt rừng, tảpínlù, salad trộn…nhâm nhi ly cà phê phố núi còn gọi là cà phê run. Hãy cùng Dong Phuong Travel thực hiện chuyến đi đầy ý nghĩa này

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, tàu du lịch,Resort từ 2 sao đến 4 sao, vé tham quan,tắm bùn khoáng, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

TOUR PHAN THIẾT – NHA TRANG

Mã tour: DPV – PTĐL - Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 4.070.000đ/khách

Hành trình liên tuyến này qua những địa danh du lịch nổi tiếng và thú vị, mỗi điểm đến sẽ để lại cho Quý Khách một ấn tượng khó quên, Phan Thiết biển xanh cát trắng, Nha Trang biển đảo đầy nắng và gió. Tuy là 2 địa danh này đều là vùng biển duyên hải miền trung nhưng mỗi nơi lại có sự khác biệt, chỉ có sự trải nghiệm Quý Khách mới khám phá được sự thú vị của hành trình này.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, tàu du lịch,Resort từ 2 sao đến 4 sao, vé tham quan,tắm bùn khoáng, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác.

TOUR PHAN THIẾT – NHA TRANG – ĐÀ LẠT

Mã tour: DP – PTĐL - Thời gian: 5 ngày 4 đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe đời mới, máy lạnh

Giá tour: 5.070.000đ/khách

Hành trình liên tuyến này qua những địa danh du lịch nổi tiếng và thú vị, mỗi điểm đến sẽ để lại cho Quý Khách một ấn tượng khó quên, Phan Thiết biển xanh cát trắng, Nha Trang biển đảo đầy nắng và gió, Đà Lạt thành phố thơ mộng với nhiều loài hoa khoe sắc.

Bao gồm: Đi và về bằng xe đời mới, tàu du lịch,Resort từ 2 sao đến 4 sao, vé tham quan,tắm bùn khoáng, trò chơi, ăn hải sản và các món ăn địa phương, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên “thổ địa”,nước uống Aquafina, quà tặng, vé khuyến mãi cho các tour khác

Travel with a local guide

DONG PHUONG TRAVEL - TRAO TRỌN NIỀM TIN

Phan Thiết: CÂY THANH LONG

Bình Thuận là nơi nổi tiếng về cây Thanh Long, cây có nguồn gốc ở các vùng sa mạc Mexico và Colombia, được trồng nhiều ở Nicaragua (Nam Mỹ). Vì thuộc họ xương rồng nên Thanh Long (TL) thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu hạn tốt, chịu được cường độ ánh sáng cao, thích hợp đất bạc màu, đất phèn..... Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng và xuất khẩu TL, Việt Nam có tổng diện tích TL khỏang 200ha vậy phân nửa diện tích còn lại nằm ở Long An, Tiền Giang và các nơi khác.
            Cây TL có mặt ở Bình Thuận từ rất lâu đời ban đầu được trồng làm hàng rào. Đầu năm 1980 cây TL bắt đầu được chú ý nhưng đến năm 1990 cây TL mới bắt đầu được trồng ở xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc), Phong Mẫn (TP.Phan Thiết), Hàm Mỹ, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam) rồi đến xã Bắc Bình, Tuy Phong. Và đến nay cây TL là cây có giá trịkinh tế ở Bình Thuận. Cây có 2 lọai rễ: địa sinh hút chất dinh dưỡng dưới đất, khí sinh bám vào thân cây để leo. Cây có 3 đến 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là mẹ của đợt cành thứ 2. thời gian ra 2 đợt cành từ 40 – 50 ngày, cây một tuổi trung bình 30 cành, hoa thuộc lọai lưỡng tính, hoa của cây TL xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch kéo dài tới tháng 10. thời gian xuất hiện nụ cho đến khi hoa tàn là 10 ngày sau đó sẽ phát triển thành trái, mất thêm 15 đến 25 ngày để thu họach.
Cây TL được trồng bằng trụ gỗ, trên đầu gỗ người ta đóng 1 cây để cho TL bám vào sau đó đễ phát triển  thành trái, mất thêm 15 đến 25 ngày để thu họach. Cây TL được trồng bằng trụ gỗ, trên đầu gỗ người ta đóng 1 cây để cho TL bám vào sau đó người ta chặt thành hom ngắn cắm xuống đất khỏang 3 – 4 ha rồi lấy dây buộc lên.
·            Thanh Long trái vụ: Có 1 người nuôi vịt tình cờ quây màn xung quanh các trụ TL, ban đêm mắc bóng đèn lên trên những cây TL để đề phòng kẻ gian, ko ngờ ít lâu sau những cây TL được mắc bóng đèn lại ra trái sớm hơn những cây TL không mắc bóng đèn. Từ sự kiện này  năm 1995 những người trồng TL đã áp dụng cho mắc bóng đèn trong những vườn TL và đạt được kết quả rất khả quan đó là họ thu họach được TL trái vụ. Đến tháng 12 năm 1997 hình thức này đã được áp dụng rộng rái trong tòan tỉnh, nhiều nhà vườn đã giàu lên đột ngột do thu họach được TL trái mùa. TL trái vụ có vỏ láng, trái lớn và có giá trị xuất khẩu cao.

Cây Thanh Long ở Bình Thuận: Giá trị thị trường vẫn thấp
(TTTM) - Hiện 40% sản lượng thanh long của Bình Thuận được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Số còn lại dành cho xuất khẩu. Nơng dn trồng thanh long không hưởng lợi nhiều trong chuỗi giá trị trái thanh long ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Mỗi năm nông dân Bình Thuận thu hoạch hai vụ thanh long: chính vụ và trái vụ. Theo anh Việt - nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam - vào mùa chính vụ, năng suất đạt 30 tấn/ha. Giá trung bình thanh long chính vụ 3.000 đồng/kg. Mùa trái vụ, giá thanh long trung bình ở mức 6.000 đồng/kg, với năng suất mùa này 20 tấn/ha. Như vậy, người trồng thanh long thu tiền bán trái là 210 triệu đồng/ha/năm.

Nông dân được bao nhiêu?
Trừ đi các khoản chi phí như phí lao động khoảng 35 triệu đồng, điện 30 triệu, phân bón 40 triệu, thuốc 2 triệu, chi phí cho việc phục hồi đất là 8 triệu đồng, thuế và các chi phí khác 2 triệu đồng. Tổng chi phí trồng thanh long ở mức 117 triệu đồng/năm. Vị chi, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng thanh long vẫn dư được 93 triệu đồng/ha/năm. “Những năm trước, vật giá chưa leo thang, làm một hecta thanh long có thể đủ trang trải cho gia đình. Nhưng với giá cả hiện tại thì chúng tôi cũng chịu…”

Theo hiệp hội thanh long Bình Thuận, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 40 cơ sở thu mua thanh long. Đối với tiêu thụ nội địa, những cơ sở thu mua lớn liên lạc với thương lái để báo giá theo thời điểm. Thương lái mua và bán lại cho các cơ sở thu mua thanh long với giá cao hơn từ 10 – 15% so với giá mua gốc từ nông dân. Cũng với quy trình như vậy, thanh long xuất khẩu được các cơ sở thu mua với giá cao hơn giá nội địa từ 20 – 30%, nhưng tiêu chuẩn sản phẩm khắt khe hơn.
Trần Văn Tám, một thương lái, chuyên thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam cho hay, ở thị trường nội địa, Hà Nội và TP.HCM là hai nơi tiêu thụ chính. Giá loại thanh long tốt nhất mà các thương lái mua tại vườn để bán ra Hà Nội khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg. Mỗi trái thanh long phải đạt tiêu chuẩn 500g/trái, quả tươi đỏ cịn đủ gai. Giá thanh long vào Sài Gịn loại tốt cũng ở mức 3.000 – 4.000 đồng/kg, với trọng lượng nhỏ hơn, khoảng 300g. Nếu mua cả vườn thanh long, đàm phán được với chủ vườn bán với giá 2.500 đồng/kg thanh long, trừ chi phí, Tám lời khoảng 400 đồng/kg thanh long.

Giá trị xuất khẩu thấp do bán qua trung gian
Hiện 40% sản lượng thanh long của Bình Thuận được tiêu thụ ở thị trường nội địa, 60% cịn lại xuất khẩu. Theo ơng Nguyễn Ngọc Hai, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, hiện hơn 90% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất qua các quốc gia Châu Á còn lại là các thị trường khác như EU, Nhật và một số quốc gia khác với thị phần rất thấp.

Thanh long Bình Thuận phần lớn xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên giá trị xuất khẩu không cao.
Theo quan sát của chúng tôi, suốt một chặng quốc lộ 1, dài khoảng gần 10km, ở huyện Hàm Thuận Nam, hai bên đường là những dãy dài xe container lạnh đang chờ “ăn” thanh long. Gần như 100% điểm đến của những chuyến xe này là cửa khẩu Tân Thanh. Từ bao nylon bọc trái thanh long, đến những thùng giấy xếp trái đều được in bằng tiếng Trung Quốc. Dấu hiệu duy nhất còn lại để biết trái cây có xuất xứ Việt Nam là dòng chữ “Phan Thiet Dragon Fruit”. B Thu, quản lý thu mua của công ty Liên Phát cho biết, các đối tác Trung Quốc đưa qua những bao bì này và buộc cơ sở phải đóng gói, họ mới chịu mua. Hiện công ty mua thanh long với giá 4.000 đồng/kg, do đang vào cuối vụ.

Năm tháng đầu năm, Bình Thuận đã xuất 10.243 tấn thanh long vào Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 triệu USD. Giá xuất thanh long vào Đài Loan là 676 USD/tấn; Trung Quốc 413 USD/tấn. Đây là những thị trường xuất khẩu chính của trái thanh long. Đa số các cơ sở xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận đều xuất qua trung gian, nên giá không cao. Vì vậy, họ cũng khơng thể mua thanh long từ nơng dn với gi cao hơn. Ông Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận, hiện tỉnh Bình Thuận cĩ khoảng 30 doanh nghiệp xuất thanh long nhưng chỉ vài doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp.

Đối với thị trường Châu Âu, trong sáu tháng đầu năm 2008, hợp tác xã Hàm Minh chỉ xuất trực tiếp được 10 tấn thanh long theo tiêu chuẩn Eurepgap sang thị trường Đức với giá gần 2 USD/kg thanh long. Số thanh long còn lại của 11 xã viên l.250 tấn, hợp tác xã buộc phải xuất qua trung gian l những công ty xuất khẩu rau quả của Việt Nam với giá chỉ ở mức 0,5 USD/kg, thấp hơn 1,5 USD so với xuất trực tiếp. Hợp tác xã cũng không mua hết lượng thanh long “sạch” mà các xã viên trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu âu, mặc dù, những nhà nông phải đầu tư thêm 30 triệu đồng/ha cho thanh long “sạch”. Như chúng tôi đã đưa tin, đã có tín hiệu cho thấy khả năng xuất khẩu thanh long qua Mỹ với giá cao. Nhưng nếu không mở nhanh thị trường, thì đa số nông dân vẫn chấp nhận kiểu canh tác cũ, để bán cho những thị trường dễ tính với giá rẻ.

Ông Nguyễn Thuận, Phó Chủ tịch hiệp hội thanh long Bình Thuận: Sản xuất an tòan và  đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu để nâng giá trị thanh long
Cộng đồng người Việt và người Hoa, chưa kể những cộng đồng gốc Á khác ở Mỹ, nếu họ chấp nhận thanh long Bình Thuận thì sẽ l một cơ hội lớn cho Việt Nam. Xa hơn nữa, nếu hệ thống Wal - Mart phân phối thanh long Bình Thuận, loại trái cây này có thể đi khắp thế giới. Mỗi năm Bình Thuận chỉ xuất khẩu được hơn 20 triệu USD thanh long, trong khi kim ngạch nhập khẩu trái cây của Mỹ trung bình mỗi năm hơn 6 tỉ USD, nên Mỹ là thị trường đầy tiềm năng.

Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ đã chính thức thông báo hai đơn vị có chứng chỉ Eurepgap sẽ được xem xét cho phép xuất khẩu trực tiếp thanh long vào thị trường Mỹ. Ngoài hợp tác xã Hàm Minh, công ty TNHH thanh long Hồng Hậu cũng là đơn vị được chọn trong đợt này. Chứng chỉ Eurepgap là một lợi thế để nâng cao giá trị xuất khẩu của trái thanh long. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đã có chủ trương, trong thời gian tới yêu cầu và hỗ trợ cho nông dân trồng thanh long trên toàn tỉnh Bình Thuận thực hành tiêu chuẩn Vietgap - quy trình thực hnh sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi (Vietnamese Good Agricultural Practices). Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Dựa trên việc thực hành tốt những tiêu chuẩn này, chúng tôi sẽ hướng nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn Eurepgap.
Chúng tôi sẽ tăng cường liên lạc và vận động bà con Việt kiều xúc tiến xuất khẩu thanh long. Đã có những Việt Kiều ở Canada về mua thanh long của Bình Thuận và xuất sang Mỹ.
Vừa qua tỉnh Bình Thuận đã có những chuyến đi xúc tiến thương mại ở Trung Quốc. Thông qua bộ Ngoại giao, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục có những chuyến xúc tiến cho trái thanh long ở thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, đặc biệt là thị trường Mỹ vào năm tới.

Thanh long Bình Thuận: Cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ đã mở
NDĐT - Những năm gần đây, cây thanh long ở Bình Thuận đã giúp cho hàng nghìn người dân trên địa bàn có việc làm ổn định. Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long sớm trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao. Giờ đây, sau hơn ba năm được tổ chức bán lẻ châu Âu cấp “hộ chiếu” gia nhập với tiêu chuẩn Eurep GAP, thanh long Bình Thuận có thêm cơ hội vào một thị trường lớn, uy tín của thế giới. Đó chính là thị trường nước Mỹ.

Trở về sau chuyến khảo sát, tìm hiểu thị trường Mỹ, ông Trần Văn Nhựt, Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận vui mừng thông báo: Chuyến đi thực sự đã thu được thành công. Ngoài việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của địa phương, mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu, xem cch thức nhập khẩu thanh long như thế nào để tới đây đưa sản phẩm quả thanh long Bình Thuận sang thị trường nước này. Trước đó ngày 30-7-2008, Hoa Kỳ đã đồng ý cấp giấy phép nhập khẩu quả thanh long Việt Nam, và mới đây đại diện Cục kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức trao chứng chỉ đạt chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ cho Công ty TNHH Hoàng Hậu và Hợp tác x Thanh Long Hm Minh để chuẩn bị cho đợt xuất khẩu.

Vậy là quả thanh long Bình Thuận đã được Chính phủ Mỹ cấp “visa” và dự kiến vào tháng 10, chuyến hàng thanh long đầu tiên sẽ xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Đây không chỉ là tin vui của những hộ trồng thanh long mà cịn l tín hiệu mới cho mặt hàng rau quả Việt Nam. Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, doanh nghiệp được chọn xuất chuyến hàng thanh long đầu tiên sang Mỹ vào tháng 10, cho biết: Từ trước đến nay chúng tôi đã xuất sang các thị trường châu Á, Châu Âu... nhưng thị trường Mỹ là nơi mà nhiều doanh nghiệp thanh long ở Việt Nam muốn được góp mặt, bởi đây là thị trường tiêu thụ rất lớn và giá cả ổn định. Tới đây chúng tôi sẽ xuất chuyến hàng đầu tiên sang Mỹ để “thăm dò” thị trường và có kế hoạch cho thời gian tới.

Chợ thanh long xuất khẩu.

Chúng tôi đã tìm đến “thủ phủ” của cây thanh long ở Hàm Thuận Nam vào những ngày đầu tháng 9. Mặc dù mưa dầm mấy ngày liền nhưng dọc hai bên đường 1A dẫn xuống địa phận Hàm Thuận Nam, những đoàn xe đang tấp nập chở thanh long đến nhập cho hàng chục điểm thu gom và các doanh nghiệp, kịp đóng gói vận chuyển đi trong và nước ngoài. Cục kiểm dịch thực vật cấp giấy phép cho xuất khẩu thanh long là điều khiến không chỉ các nhà thu mua vui mừng mà hơn 20 nghìn nhà vườn thanh long trên địa bàn, trong đó các hộ ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam mà chúng tôi gặp đều rất phấn khởi và hy vọng vào tương lai của cây thanh long. Bà con nông dân Bình Thuận không chỉ vui vì giá bán thanh long tăng gấp nhiều lần so với bán trong nước, mà  hy vọng sẽ có cơ hội xuất hàng sang các thị trường mới, nhiều tiềm năng về sau này. Niềm vui này không còn là chuyện riêng của người trồng hay các doanh nghiệp kinh doanh thanh long mà là của cả ngành nông nghiệp cũng như của tỉnh Bình Thuận.

Chị Minh Tâm, chủ doanh nghiệp thu mua thanh long ở Hàm Thuận Nam cho hay: Thị trường cũng như người Mỹ rất khó tính và yêu cầu rất cao về an toàn thực phẩm, nhưng quả thanh long Bình Thuận đã và đang được bảo đảm an toàn hơn từ khâu trồng cho đến các khâu đóng gói, bảo quản nên khi thanh long vào Mỹ sẽ trở thành mặt hàng được nhiều người ưa thích.

Anh Nguyễn Thuận, chủ trang trại thanh long đạt tiêu chuẩn Eurep GAP, cũng là Chủ nhiệm HTX Thanh Long Hàm Minh có thâm niên chuyên về xuất khẩu thanh long, chia sẻ: Nhiều năm nay, dù chưa xác định thanh long của Bình Thuận sẽ có ngày lên đường sang Mỹ, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện các biện pháp sản xuất an toàn và khuyến khích bà con bảo đảm quy trình đúng tiêu chuẩn Eurep GAP. Nay được cho phép vào Mỹ, nhiều nhà vườn nơi đây tiếp tục đầu tư cơ sơ hạ tầng, mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu thị trường và ai cũng phấn khởi, tin tưởng vào chất lượng, uy tín của thương hiệu thanh long Bình Thuận.
Trong chiến lược phát triển cho trái thanh long, ngoài các thị trường quen thuộc như Trung Quốc, Malaysia, Thailand, các nước châu Âu, Canada, Trung Đông..., Bình Thuận sẽ hướng đến hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản. Theo ông Ngô Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận thì gần đây các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất quan tâm đến mặt hàng này. Mới nhất là chuyến thăm và làm việc tại Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, các doanh nghiệp thành phố Osaka đ đặt vấn đề hợp tác đầu tư hệ thống xử lý hiện tượng ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt. Nếu được trang bị hệ thống xử lý hiện đại này, cùng với các chứng nhận vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu của một số trang trại và các cam kết trồng thanh long an toàn từ các nhà vườn thì thanh long Bình Thuận sẽ sẵn sàng đi ra nhiều nước trên thế giới. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã cấp “một số-mã vùng” cho các vườn thanh long ở 11 xã của Bình Thuận chuyên canh cây thanh long.

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Trái thanh long Việt Nam giờ đã có thêm thị trường mới là Hoa Kỳ. Do vậy Bình Thuận phải nắm lấy cơ hội này để xây dựng thương hiệu thanh long an toàn, chất lượng cao, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Tây Âu, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần làm giàu cho đất nước”.

Chăm sóc thanh long xuất khẩu tại trang trại.

Vào được thị trường Mỹ, trong tương lai thanh long Bình Thuận sẽ có “tấm hộ chiếu” để được đến với các khách hàng khó tính khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cái khó khi xuất thanh long vào thị trường Mỹ là công tác vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì gi cước quá cao, riêng đi Canada là sáu USD/kg, cịn đi Mỹ phải mất từ 7-10 USD/kg. Nếu vận chuyển bằng đường biển thì thời gian qu di, ít nhất 28 -40 ngy mới tới nơi, trong khi trái thanh long chỉ bảo đảm trong phòng lạnh có 21 ngày, qua 28 ngày sẽ bị hư hỏng 30%...

Ngoài ra, tới đây các cơ quan chức năng tiếp tục tập huấn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng cho phép cũng như liều lượng sử dụng trong từng thời kỳ để phổ biến cho nông dân triển khai, hướng dẫn theo tiêu chuẩn Asean GAP, Viet GAP, nhất là chất lượng sản phẩm phải bảo đảm quy trình sản xuất thanh long an tồn, nghim ngặt trong quy trình khp kín.

Cửa đã mở. Vài điều còn lại phụ thuộc vào tư duy, bản lĩnh hội nhập, sức mạnh cạnh tranh và chữ tín của chính chúng ta.
* Theo báo cáo của  Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, đến nay diện tích thanh long toàn tỉnh đạt xấp xỉ 10 nghìn ha, trong đó diện tích thu hoạch 8.993 ha, diện tích trồng mới 977 ha.

* Tổng sản lượng năm 2008 dự kiến đạt 180 nghìn tấn, trong đó chủ yếu ở Hàm Thuận Nam với năng suất khoảng 150.000 tấn/năm.

Hiện nay 98% nông dân tòan tỉnh đã ký cam kết sản xuất thanh long sạch, 123ha thanh long của tỉnh đã bảo đảm tiêu chuẩn toàn cầu, nhiều vùng trồng thanh long đang áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn Việt

Lận đận thanh long sạch ở Bình Thuận
Hầu hết người trồng không "mặn" với quy trình trồng thanh long sạch mà họ cho là nhiêu khê. Nên cả tỉnh Bình Thuận với khoảng 10.000 ha thanh long (của 20.000 hộ), chỉ có hơn 200 ha (của 3 cơ sở SX trái cây này) được cấp chứng chỉ vào thị trường châu Âu.

Nở rộ trồng thanh long kiểu "gia truyền"
Do thanh long chịu được hạn, sống dẻo dai trên đất khô cằn như ở Bình Thuận, lại nhanh cho trái (nhất là quả trái vụ) chi phí tăng gấp đôi so với 3 năm trước, hàng trăm hộ nông dân vẫn cứ lao vào trồng thanhlong.
            Mỗi hộ nông dân có một kiểu trồng và chăm sóc thanh long khác nhau.    Đặc biệt, 100% hộ trồng đều sử dụng thuốc kích thích chất tăng trưởng lúc cây ở giai đoạn ra búp là “ga 3” và phân bón lá Thiên Nông. Trong đó “ga 3” thực chất là thuốc kích thích gồm hai loại, một là Gibber 10SP (hàng nội), loại kia có tên Pro gibb (SX từ nguyên liệu của Mỹ).

             Theo ông Đặng Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Hàm Mỹ, mặc dù cơ quan chức năng ban hành hẳn một qui trình hướng dẫn kỹ thuật, nhưng nhìn chung l mạnh ai nấy làm, ai cũng có bí quyết riêng trong việc sử dụng chất kích thích, phân bón, trong khi thị trường lại có hàng chục hàng trăm chất kích thích tăng trưởng khác nhau; khó mà kiểm soát họ sử dụng thuốc nào, có đúng liều lượng, qui trình hay không.

              Bởi vậy, cũng nói như ông Tiến, trái thanh long VN được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là một tin vui cho bà con nông dân nhưng lãnh đạo chính quyền thì vừa mừng vừa lo. “Mừng là trái thanh long đã có thương hiệu, mỗi năm tại đây xuất bán trong và ngoài nước khoảng 10 ngàn tấn tươi, nhưng lo là nông dân địa phương vẫn còn lạm dụng chất kích thích tăng trưởng để tăng sản lượng nhưng chất lượng trái giảm, nhập khẩu vào các nước “khó tính” như Mỹ và EU mà vẫn còn kiểu làm ăn cẩu thả thì chỉ có... chết!”.
Theo ông Tư Rô (QL.1, Phú Hưng), chủ một trong 30 công ty, DN, “nậu vựa” đóng chân trên địa bàn có nhiều năm trong nghề thu mua trái thanh long xuất khẩu, nếu người dân sử dụng thuốc kích thích đúng liều lượng, đúng qui trình thì không sao (vỏ trái vẫn dày đỏ, ruột trắng, tai cứng, tươi lâu, một trái cân nặng từ 3,5 lạng trở lên). 
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ sinh ra “dư lượng” trong trái với đặc điểm như trái chín không đều, màu xanh nhiều hơn màu đỏ, tai cong ra phía sau, trọng lượng thì “tăng vọt” hơn bình thường, cá biệt có trái to cỡ bình bt nặng tới 1 kg. Trong khi trái thanh long không sử dụng chất kích thích thì vỏ mỏng, tai yếu, ruột mềm và đặc biệt là màu sắc không đẹp, nặng chừng 3 lạng trở lại và thường bị xếp vào loại “hàng dạt”.
Thanh long sạch: 2%
Hàm Thuận Nam là một huyện có diện tích trồng thanh long lớn nhất tỉnh, năm 2007 có 4.880ha, năm nay đ ln tới 5.500ha (tăng gần 800ha với hàng chục trang trại, cơ sở thu mua tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài). Để giữ vững thương hiệu cũng như ổn định phát triển sản xuất, theo ông Châu Đình Quang - PCT UBND huyện, địa phương đ tổ chức hng chục lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long, không sử dụng quá liều thuốc bảo vệ thực vật và lạm dụng chất kích thích để tăng trưởng quả.

             Theo đó, từ tháng 4 đến nay đã có trên 80% số hộ trồng thanh long đăng ký cam kết sản xuất theo hướng an toàn. Hiện nay, tại một số khu vực trồng thanh long trên địa bàn huyện đ hình thnh được các nhóm từ 5 đến 7 nông hộ liên kết, hợp tác hỗ trợ với nhau về các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thông tin thị trường để cùng nhau SX và tiêu thụ thanh long sạch.
Trong đó, HTX Thanh long Hàm Minh với 123ha được Tổ chức EurepGap (Thụy Sĩ) trao chứng chỉ danh giá “Thực hành nông nghiệp tốt và trái cây ngon” cách đây 2 năm.

           Ông phó chủ nhiệm HTX Hồ Trọng Huấn cho biết, phải chật vật lắm vì có đến 200 tiêu chuẩn mà tổ chức quốc tế đưa ra để bà con nông dân thử nghiệm, trong đó có 100 tiêu chuẩn phải thực hiện nghiêm ngặt. Nhờ vào quy trình SX nghiêm ngặt hiện nay mà Hàm Minh cùng 2 cơ sở khác là Công ty Thanh long Hoàng Hậu (80ha) và Trang trại Duy Lan (10,7ha) được EU cấp chứng chỉ chất lượng.

            Tuy nhiên, nếu cộng lại diện tích trồng thanh long của 3 đơn vị này theo qui trình GAP (an tồn) thì mới chỉ cĩ hơn 200ha, trong khi cả tỉnh Bình Thuận cĩ đến 10.000ha cây thanh long. Mặc dù chính quyền địa phương thỉnh thoảng họp hành, vận động đưa các nông hộ vào các nhóm liên kết nhỏ như nói ở trên để SX theo qui trình “thanh long an tòan” nhưng hầu hết người trồng vẫn chấp nhận cách làm truyền thống, nhỏ lẻ và trông mong vào sự may rủi của thị trường trong nước; ít ai muốn tiến tới cách làm ăn hợp tác bền vững và vươn xa. 
"Nhạt" với thanh long sạch
Như ông Nguyễn Thu (thôn Phú Sơn, Hàm Mỹ) trồng 2ha thanh long, mỗi năm thu hoạch từ 40-50 tấn trái tươi, hiện vẫn thích “đứng ngoài” hơn là vào trong các mô hình SX theo kiểu liên  kết.

Theo ông Thu, với “mô hình” cũng có cái hay nhưng cách làm việc kiểu khoa học hết sức “nhiêu khê” như phải theo dõi, ghi chép đồng ruộng hàng ngày, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu theo đúng qui trình, liều lượng bắt buộc thì không chỉ ông mà còn nhiều nông dân khác “không mặn”, không thích hợp. 

Còn gia nhập vào các nhóm liên kết từ 5-7 nơng hộ để truyền bảo cho nhau qui trình kỹ thuật SX thanh long sạch thì hơi khó, vì ai cũng muốn giữ riêng cho mình bí quyết trồng và chăm sóc thanh long sao cho đạt sản lượng cao nhất.

 Trong khi đó, để trái thanh long sạch vào được thị trường nước bạn, cũng không dễ dàng gì. Ông Mai Văn Bình, GĐ Công ty TNHH TM-XNK Thanh long Kiều Nga (Bình Thuận) phn nn: "Mỗi năm phía Đài Loan có 4-5 lần trừ tiền do trái thanh long bị “ruồi đục trái”, nên mỗi container mất đi 500 USD. Nếu xuất thanh long VN vào thị trường Mỹ, bằng đường hàng không thì gi cước quá cao; vận chuyển bằng đường biển thì mất ít nhất 28 ngày, khi mà thanh long hư 30%”.

           Còn theo bà Đào Thị Kim Dung, GĐ Trung tâm nghiên cứu thanh long Bình Thuận, bạn hàng nước ngoài chưa hẳn hài lòng với trái thanh long sạch của Việt Nam. Bà cho biết: "Sau khi đi thị sát một trong 3 cơ sở SX trái thanh long sạch đạt tiêu chuẩn châu Âu ở Bình Thuận vào hai ngày 10/6 và 24/6 vừa qua, đại diện của Cơ quan kiểm dịch thực vật (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) yêu cầu chúng ta điều chỉnh một số qui trình, nhưng chưa chỉ cụ thể là qui trình nào”.

Phan Thiết:NÚI TÀKOU – CHÙA LINH SƠN TRƯỜNG THỌ

 Núi TaKou (còn gọi là Núi Tà Cú) nằm ven Quốc Lộ 1ª thuộc xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam, cách TP. Phan Thiết khỏang 28km. Đây là một ngôi cổ tự nổi tiếng và là 1 điểm leo núi hấp dẫn, 1 thắng cảnh khung cảnh kỳ thú nhất của vùng đất Bình Thuận.
            Núi cao 475m từ dưới chân núi du khách sẽ phải leo lên hàng trăm bậc cấp theo con đường ngoằn ngèo giữa khu rừng cây hoang sơ mới lên được tới đỉnh. Nơi đây có 2 sơn tự cổ kính nổi tiếng, đường lên đỉnh núi có quang cảnh hấp dẫn, thích thú đối với các bạn trẻ. Từ ngày 12/9/2003 Công Ty Du Lịch Bình Thuận đã chính thức đưa hệ thống cáp treo lên núi Tà Cú, hệ thống cáp treo dài 1.640m có 25 cabin (6 người/cabin) do hãng Deppelmar (Ao) chế tạo và lắp đặt, giá vé 100.000đ/khách (khứ hồi) nhờ hệ thống cáp treo này mà du khách đỡ vất vả mệt nhọc khi lên viếng cổ tự.
            Ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ do tổ sư Trần Hữu Đức (1812 – 1887) khai sơn lập thành, quanh năm ở đây có cây xanh, suối chảy , chim vượn tạo nên 1 khung cảnh thiên nhiên kỳ thú. Thiền sư Trần Hữu Đức quê quán tại Phú Yên vào TK XIX năm ông được 17 tuổi ông đã cùng gia đình trôi dạt đến Phan Thiết, tại đây ông đã xuất gia, sau 15 năm tu đạo Thiền Sư Hữu Đức đã một mình đi đến xứ Bàu Tràm lập ra một ngôi chùa để tu luyện và suy ngẫm về giáo lý nhà Phật. Sau 30 năm ông trở thành một vị cao tăng đác đạo và có rất nhiều đệ tử, ông còn bốc thuốc chữa bệnh cho nhân trong vùng nên tiếng lành đồn xa.
            Vào năm 1872 nhà sư Trần Hữu Đức pháp danh Thông Am, pháp hiệu Hữu Đức đã từ bỏ tất cả đi đến sứ Bàu Siêu lên núi Takou lập chùa . ban đầu chùa Tà Cú là một ngôi chùa lợp mái tranh vách đất, trong thời gian này (năm Tự Đức 33) Canh Thìn (1880) ông đã được vời ra kinh thành để chữa bệnh cho bà Từ Dũ (Mẹ của vua Tự Đức) thóat khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Vua Tự Đức ban sắc phong và đặt tên chùa là Linh sơn Trường Thọ, sư Hữu Đức  được ban danh xưng là “Đại Lão Hòa Thượng”
Ngôi chùa dười Linh Sơn Long Đoàn đc xây dựng cũng vào cuối TK XIX  theo ý nguyện của nhà sư trước khi viên tịch.
            Qua nhiều thế hệ và thời gian chùa được bàn tay kiến tạo của con người bồi đắp dần dần để có thể có được  một công trình đồ sộ nổi tiếng như hiện nay không chỉ cho riêng tỉnh Bình Thuận mà cho cả vùng Nam Trung Bộ, tiêu biểu nhất là pho tượng nằm  (Phật Nhập Niết Bàn) nằm ở vị trí cao cách chùa 100m . Tác phẩm độc đáo này do kỹ sư Trương Đình Ý thực hiện vào năm 1962, cách đó chừng 50m là 3 nhóm tượng phật gồm A Di Đà, Quan Thế Am Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Cả 3 pho tượng có độ cao khỏang 7m nét mặt hiền hòa như đang nhìn bao quát cả thế gian sãn sàng cứu nhân độ thế, cụm tượng này còn được gọi là “Tịnh Độ Nhân Gian” Chùa Linh sơn Trường Thọ được xây dựng nhằm phản đối việc đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bây giờ. Chùa Linh Sơn Trường thọ cùng núi Takou và khu rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên đã được tỉnh Bình Thuận xếp hạng thắng cảnh quốc gia vào năm 1993.

PHAN THIẾT: MŨI KHE GÀ – NGỌN HẢI ĐĂNG CỔ NHẤT MIỀN NAM


Có người gọi là Mũi Kê Gà nhưng xin thưa Quý khách tên Mũi Khe Gà là tên gọi đúng nhất bởi vì người ta đã căn cứ vào hình dáng đảo mà đặt tên. Thông thường những địa danh ven bờ do người đi biển đặt ra khi nhìn thấy hình dáng và cảnh vậttừ ngoài khơi. MKG cũng vậy có từ hơn 300 năn trước và được ghi trong “vè thủy trình” vốn là những câu hát của ngư phủ khi lái ghe di chuyển dọc theo bờ biển để nhắc nhở nhau đã đi qua và sắp tới địa danh nào (thời kỳ đó chưa có Hải Đồ). Vè Thủy Trình có 02 bài, có 180 câu, gồm 1 bài “hát vô” dành cho lái ghe từ Thừa Thiên – Huế – Quảng Nam đi vào hướng Đồng Nai và 1 bài “Hát ra” khi lái ghe trở về.
     Trong bài “Hát vô” có những câu (từ câu 1953 – 1958)
“Ghe thuyền tụ tập từ xa
Phú Hài. Phan thiết ấy là trạm chung
Hỡi ơi đốn củi Gành Thông
Sơn Lâm một gánh chất chồng 2 vai
Khe Gà nay đã đến nơi
Anh em làm lễ một hồi cho qua”
            Chắc quý khách còn đang thắc mắc tại sao “làm lễ một hồi cho qua” tại vì  MKG này ghe thuyền nào cũng sợ vì đây là khu vực hiểm yếu thuyền buồm qua lại thường bị đắm do không xác định được vị trí dẽ bị sóng tạt ghe thuyền va vào đá ngầm. Bởi thế các thế hệ ngư phủ đi biển xưakhi đi ngang qua dây đều phải lo làm lễ với Hà Bá, thần biển cầu xin cho ghe thuyền qua lại được dể dàng.
            Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức ghi như sau: ở phía Tây huyện Tuy Lý cách 52 dăm sát biển có những hòn đá lớn ngang ta biển. Ơ ngoài có hòn đảo tên gọi Kê Dữ (đảo Gà) đảo Khe Gà cách bờ biển 500m vào những ngày nước ròng người dân ở đây có thể lội qua đảo, lúc cường triều sóng to gió lớn việc đi lại rất khó khăn.
            Trên đảo có ngọn Hải Đăng (NHĐ) tương đối đồ sộ, đây là NHĐ cao và xưa nhất nước, NHĐ  này trước đây do 1 người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại. Khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 1897 khánh thành vào năm 1898, nay vẫn còn 1 tấm đá hoa cương lớn ở ngay trước cửa vào Hải Đăng khắc số 1899 và ngọn Hải Đăng này chính là  thức họat động năm 1900. trong thời gian xây NHĐ đã xảy ra đại nạn làm nhiều người chết, nay vẫn còn nhiều mồ chôn  người bỏ mạng vì công trình này .
            NHĐ được xây dựng bằng đá hoa cương có hình trụ cột, tám cạnh, không rõ người Pháp xưa kia đã đem đá hoa cương từ đâu tới vì vùng này không có đá hoa cương. Đây không phải là những viên đá 4 góc bình thường mà tất cả những khối đá hoa cương dùng để xây dựng đều được chạm khắc thành từng ô có hình cạnh khớp với nhau giống như là những khối đá đã được dùng xây tháp rồi được tháo rời ra và lắp đạt để xây NHĐ  Khe Gà mà khi ráp, xây chỉ cần đặt lại theo đúng thứ tự từng góc cạnh từ dưới chân lên trên và người thợ chỉ cần đưa vữa trát vào là các khối đá dính chặt vào nhau mà không cn phải tô láng sửa chữa gì hết.
            Tháp Đèn cũng được xây bằng đá  cao 35m độ cao của toàn bộ từ dưới mặt đất lên tới đỉnh có chóp đèn là 41,5m, độ cao từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước của mỗi cạnh ở chân tháp là 2m60, chiều dày của tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1m60, càng lên cao độ dày của tường lại càng giảm là 1m50 và độ mỏng nhất của tường tháp khi lên tới đỉnh là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000w làm tín hiệu hướng dẫn các tàu bè qua lại.
            Khi xưa NHĐ Khe Gà có 9 người điều hành gồm trạm trưởng người Pháp và 8 người Việt, ngoài NHĐ ở đây còn có 1 ngôi nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là hầm chứa sâu 3m, trước nhà có 1 cái giếng gọi là Giếng Tiên. Từ mí nước biển lên đến NHĐ  có hàng chục bậc cấp và 2 hàng cây hoa sứ được người Pháp trồng xưa kia dọc theo lối đi và xung quanh chân NHĐ (từ cuối TK XIX) nay vẫn còn nguyên vẹn và tỏa bóng mát quanh năm.
            Để đi lên tới đỉnh NHĐ  chúng ta sẽ phải leo lên 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép và hàng chục bậc cấp dẫn lên tới đỉnh đèn, tất cả đều được vận chuyển từ Pháp qua kể cà ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.
            Hiện nay trên đảo Khe Gà và NHĐ trở thành 1 điểm tham quan thu hút du khách. Nó vừa là di tích kiến trúc vừa là thắng cảnh biển nên thơ và trữ tình.

PHAN THIẾT: DINH THẦY THÍM

Kính thưa quý du khách! Hệ thống tín ngưỡng & thờ phụng trong dân gian nước ta đã được xếp đặt một cách có thứ tự và rất nghiêm chỉnh.
. Chùa là nơi thờ phật
. Am là một chổ nhỏ để 1 hoặc 1 số ít người tu hành (am được cất sơ sài, am ở trong hang gọi là am cốc).ở Nam Bộ trong vùng núi Bà Đen và Núi Sam, Thất Sơn (Châu Đốc – Tịnh Biên) có nhiều người cô độc tu trong hang, lập thành khá nhiều am, dân gian gọi là Cốc, cũng có nghĩa là Am Cốc, Amcó thờ Phật gọi là Am Tự (như Phù Dung Am Tự ở Hà Tiên).
. Đền có kiến trúc lớn, nghiêm trang để thờ Vua hay Tướng Quốc có công lớn với đất nước, dân tộc, như: đền Hùng, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực…
. Đình là 1 ngôi nhà thờ những người có công với làng xã, địa phương, tỉnh, phủ
. Phủ là nơi thờ những người sau khi chết hiển linh qua nhiều thời kỳ, được nhân dân, triều đại sùng bái như: Phủ Thiên Hương ở Nam Định (còn gọi là Phủ Giầy) thờ Bà Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu Nghi Thiên Hạ, được sắc phong là Thượng Đẳng Thần.
Dinh là nơi thờ những người trong dân gian chết về sau hiểnlinh được nhân dân đa phần là ngư phủ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sùng bái xây dựng rất trang trọng để thờ phụng và cúng tế hàng năm như: Dinh Cô ở Long Hải, Dinh Cậu ở Phú Quốc, Dinh Bà  (thờ Thủy Long Thánh Mẫu) ởPhú Quốc – Kiên Giang.
Vạn là nơi thờ Cá Ong (Cá Voi) được ngư phủ tôn làm “Thần Nam Hải” (thần biển). Vạn ở vùng chài lưới gọi tát là Vạn Chài cũng tương đương như các đình làng ở các vùng làm nông nghiệp.
Miếu là nơi thờ những người được kính trọng có nhiều công đức đối quần chúng, nhân dân địa phương.
Miễu nhỏ hơn Miếu, có khi là cái chói bằng cây hoặc cái nhà nhỏ không cửa  năm ở bên vệ đường chổ thường xuyên xảy ra tai nạn  giao thông để thờ những người vô danh hay bất ngờ bị chết (bất đắc kỳ tử).
Nhân dân Bình Thận và nhiểu địa phương ở Nam Bộ đã tuân theo trật tự tính ngưỡng thờ phụng này 1 cách nghiêm chỉnh phù hợp với phong tục tập quán truyền thống và văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Dinh Thầy Thím (DTT)  là 1 cơ sở tín ngưỡng dân gian khá nổi tiếng , được  du khách hành hương đến lễ bái tham quan rất đông.
DTT tọa lạc ở giữa khu rừng dầu Bàu Cái thuộc xã Tân Hải huyện Hàm Tân, cách TP. Phan Thiết 70Km về hướng Đông Nam.
Thầy Thím là 1 cách gọi dân dã vừa nghiêm túc vừa thân thương  của người Nam Trung Bộ & Nam Bộ dành cho 1 dôi vợ chồng đc sùng kính tương truyền như sau:
Vào giữa TK XIX dười triều Vua Tự Đức nhau Nguyễn có đôi vợ chồng đạo sỹ quê ở làng Qua La, Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Thầy sinh năm 1803 (năm Gia Long thứ 2) nhà nghèo lận đận trong thi cử nên Thầy đi tầm sư học đạo & trở thành 1 người có phép thuật cao cường. Theo truyền thuyết làng thầy rất nghèo, dân làng luôn mơ ước có 1 ngôi Đình làng Bát Nhị, vào 1 đêm mưa to gió lớn sáng ra dân làng đã thấy có 1 cái Đình Bát Nhị ngay giữa làng, hay tin quan trên đã cho quân lính tới bắt Thầy và kết án tử hình. Người ta kể rằng trước khi chết Thầy xin 1 tấm vải lụa vẽ hình rồng lên trên tấm vải làm phép rồi bảo Thím cùng ngồi lên, khi Thầy chấm đôi mắt cho rồng tự nhiên rồng từ tấm vải bay lên chở Thầy Thím về Phương Nam trước sự kinh hoàng của quan phủ.
Hai vợ chồng đã dừng chân tại làng Tam Tần ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, tài đức của đạo sĩ nồi tiếng khắp vùng nên dân làng đã kính cẩn gọi 2 vợ chồng đạo sĩ là “Thầy Thím”, khi 2 vợ chồng Thầy Thím qua đời, dân làng cho mai táng chu đáo và cho xây Dinh để thờ phụng, theo truyền thuyết Dinh Thầy Thím được xây dựng về hướng Đông nhưng qua 1 đêm thì mọi người thấy Dinh quay về hướng Tây và dân làng cho đó là ý nguyện của Thầy.
Dinh Thầy Thím (DTT) có kiến trúc theo kiểu Đình Làng, bao gồm các công trình : chính điện , nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca…trong khám thờ chính điện còn 2 bài vị thờ Thầy Thím & nhiều bức hoành phi ca ngợi công đức của 2 người. Dinh được xây dựng quy mô vào năm Kỷ Mảo (1879). Ngày nay chúng ta nhìn thấy trên thanh xà gồ của Dinh khắc dòng chữ Hán “Kỷ Mảo niên thập nhị nguyệt nhị thập ngũ nhật kiến tạo”
Cách DTT chừng 5km là khu vực mộ của Thầy Thím ,tại đây có 4 ngôi mộ được đắp bằng cát trắng khá lớn theo dân gian đây là 2 ngôi mộ của Thầy Thím, 2 ngôi mộ còn lại là mộ củq đệ tử của Thầy.
DTT từ 1TK qua là một nơi khá nổi tiếng được nhân dân khắp nơi đến chiêm bái không dứt, ngày nay Dinh đã trở thành 1 thắng cảnh du lịch nhờ có ưu điểm về thiên nhiên bao quanh như: bãi biển, đồi dương và núi rừng. Hằng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ và thăm Dinh, đông nhất là vào dịp giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tiết thu của Dinh từ ngày 14 – 16 tháng 9 âm lịch.
DTT  được UBND tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu thắng cảnh này. Quyết định số: 1377-QĐ-UBBT ngày 06 tháng 12 năm 1993 và bộ văn hoá thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.

Lịch Sử Bình Thuận - Phan Thiết

Lịch sử tỉnh BÌNH THUẬN
Đất Bình Thuận thời sơ khai
Ðất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là Thuận Thành trấn, rồi lập Bình Thuận Phủ vào năm 1697, lấy đất phía Tây Phan Lang lập hai huyện An Phước và Hòa Ða. Sau đổi làm Bình Thuận Dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài...
Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận và Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận.
Thời Pháp thuộc, năm 1904, khi cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của anh hùng Phan Bội Châu chấn động cả nước, nêu cao tinh thần duy tân tự cường để cứu nước, thì tại các tỉnh miền Trung phần, những người có lòng với quê hương tìm cách phát động phong trào mở mang dân trí, phục hồi dân khí. Hai anh hùng Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp vào Phan Thiết, mở thư xã, diễn thuyết nhiều lần kêu gọi đồng bào ý thức tự cường, truyền bá tinh thần canh tân, phát triển công thương nghiệp. Phong trào Duy Tân khởi sự tại Bình Thuận sớm hơn mọi nơi. Trước năm 1975, tỉnh Bình Thuận có các quận Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giao, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Ða, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.

Các lễ hội dân gian tại Bình Thuận:

*
Hội Ðền Dinh Thầy:
Diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân, Bình Thuận là ngày giỗ Thầy và Thím. Theo truyền thuyết có 2 vợ chồng: Thầy và Thím quê Quảng Nam sống ở thế kỷ 19, học đạo, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân trong vùng theo pháp thuật. Trong phiên tòa xử án, Thầy và Thím đã cuốn lụa biến thành rồng đỏ bay vào Hàm Tân (Bình Thuận) sống tại đây và làm thuốc trị bệnh cứu giúp dân lành cho đến khi qua đời. Dân trong vùng thương tiếc lập đền thờ Thày và Thím. Hội Dinh Thày còn mang nhiều tín ngưỡng mê tín, dân đến cúng giỗ rất đông, cầu cúng xin xăm, xin lá số. Nhân dân trong vùng mang theo nhiều lễ vật để dự lễ cúng chay vào tối 15, cúng cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 thng 9.

·            Lễ Hội Mbăng Katê: Lễ hội được tổ chức vào tháng 8, 9 âm lịch (đầu tháng 7 Chăm lịch), tại các lăng, tháp sau đó chuyển về gia đình đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có qui mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn. Ðây là lễ Tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như Po Klong Grai Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là việc thăm viếng, kết nghĩa bạn bè... Buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần , tắm tượng , mặc áo , đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc các nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia các trò vui như ngâm thơ, chơi nhạc,...
·            Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Raglai trên núi cũng xuống dự hội, chia xẻ niềm vui với ngườiChăm.

* Lễ Cầu Yên: Là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ chức hàng năm tại các làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch kéo dài khoảng 3 ngày đêm. Dân làng làm lễ cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của dân tộc Chăm và trị chơi thả thuyền. Ngoài ra đồng bào dân tộc Chăm ở Bình Thuận thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Ðảo, lễ Rija Nưa, lễ Ðắp Ðập, lễ Cấm Phòng...

Giới thiệu chung về Bình Thuận
 Bình Thuận là miền đất cuối cùng của miền Trung, phía Nam giáp miền Đông, phía Tây là rừng núi giáp Lâm Đồng. Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Chính những đặc điểm về tự nhiên đó là điều kiện thuận lợi, để từ lâu đời trên vùng đất này đã có con người sinh sống từ thời Tiền sử và Sơ sử mà những di tích khảo cổ học được phát hiện, khai quật đã chứng minh sinh động về những nền văn hóa khảo cổ đã qua. 
 Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc, nhiều vương quốc với những nền văn hóa phát triển đã để lại đến ngày nay. Trong số đó có vương quốc Chămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế kỷ ở thời cổ đại và trung đại, có một nền văn hóa phát triển rực rỡ ngang hàng với các nước trong khu vực. Họ để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng. Ðặc biệt về kiến trúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ. Trong quá trình mở nước về phía Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận (1697), người Việt đã kế thừa những thnh tựu về văn hóa của người Chăm và một phần của các dân tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hóa truyền thống phát triển qua từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục, tập quán văn hóa của Tổ tiên tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Trải qua hơn 300 năm lịch sử các thế hệ Tiền nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hàng trăm di tích cò giá trị, đó là những công trình kiến trúc: tháp, đình, cha, đền. miếu ….. Từ xưa là những yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân tộc. Khi nói đến Phan Thiết - Bình Thuận, người ta nghĩ ngay đến miền duyên hải với những bãi tắm sạch, đẹp nổi tiếng, đã từ lâu là điểm đến đầy quyến rũ. Thế nhưng, Phan Thiết còn là điểm hẹn của những "tour" du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cùng với chủ đề: "Bình Thuận - biển ấm tình người", "Du lịch văn hóa" là một nét mới cho du lịch Bình Thuận nhằm hưởng ứng chương trình "Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới".Bắt đầu từ thành phố Phan Thiết - thành phố nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp nằm dọc hai bên bờ sông Cà Ty - con sông được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn muôn người con của đất Bình Thuận. Tuy là thành phố trẻ (được vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập năm 1898), nhưng theo các nhà nghiên cứu thì phố cổ Phan Thiết hình thành trước Nha TrangPhan Rang. Thành phố hiện còn những ngôi nhà xưa với lối kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Pháp, nằm ẩn hiện trong những vườn cây, tạo nên vẻ đẹp yên ả, "rất duyên" cho phố biển này. Chợ Phan Thiết sầm uất, nằm ngay trung tâm thành phố với những đặc sản của đất Bình Thuận mà du khách khi đến với Phan Thiết thường ghé lại mua về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè... Cách đó không xa là khu lưu niệm trường Dục Thanh - nơi này vào năm 1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sống và dạy học ở đây, trước khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước. Hiện trong khuôn viên vườn trường có cây khế do chính tay Người chăm sóc vẫn còn đó như một kỷ niệm: "Ngôi trường nhỏ một hôm Người đến. Cây khế sau vườn mừng trổ đỏ chùm bông". Ðối diện với trường Dục Thanh l Phân viện Bảo tng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật về Bàc Hồ với các hình ảnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận. Gần trung tâm thnh phố Phan Thiết về hướng biển còn có đình Vạn Thuỷ Tú - nơi thờ cá Voi (thần Nam Hải). Tại đây có trên 100 bộ xương cá voi, trong đó có bộ xương cách đây gần 200 năm. Ðiều đặc biệt ở đây được các nhà khoa học nước ngoài đánh giá là nơi lưu giữ bộ sưu tập xương cá voi "lớn nhất thế giới". Ðến đây, du khách sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng tục thờ cá Voi mang đậm nét "văn hoá biển" của ngư dân duyên hải miền Trung.Từ thành phố Phan Thiết ra Mũi Né, ở km số 6 một cụm tháp Chàm Pôshanư (còn gọi là tháp Phú Hải) - một trong những cụm tháp cổ còn lại đứng trầm mặc theo thời gian, minh chứng cho nền văn hóa, văn minh Chămpa một thời rực rỡ. Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Pôshanư vẫn là một di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Chăm. Gần đó là di tích lầu ông Hoàng (xưa kia nơi này là lâu đài "Tổ Chim Ưng" do ông hoàng người Pháp Montpensier xây dựng để sống chung với người đẹp Phan Thiết), nằm trên một ngọn đồi sát biển. Ðây cũng từng là nơi hò hẹn của đôi tình nhân: thi sĩ Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Chính chuyện tình của hai người mà di tích lầu ông Hoàng đã đi vào thi ca và càng làm cho Phan Thiết được nhiều người biết đến.Bình Thuận còn là "vùng đất Phật" với những ngôi chùa nổi tiếng như: Cổ Thạch (hay còn gọi là Chùa Hang) ở Tuy Phong; Linh Sơn Trường Thọ trên đỉnh núi Tà KouHàm Thuận Nam - nơi có tượng Phật nhập Niết Bàn dài 49m, lớn nhất Việt Nam; Dinh Thầy ThímHàm Tân - tất cả đều là những danh lam thắng cảnh đẹp, đạt tiêu chuẩn là những điểm du lịch văn hóa, du lịch hành hương hấp dẫn du khách khắp nơi tìm về.

Những thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa đó là những di sản được kết tinh lại qua bàn tay, khối óc của ông cha chúng ta, qua nhiều thế hệ, được bồi đắp và giữ gìn đến ngày nay đã cấu thành các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
           
Sau khi thành Đồ Bàn thất hủ, vương quốc Chăm pa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó, lãnh thổ phía Bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Kaothara (Khánh Hoà). Đến giữa TK XVII chuyển về vùng Phan Rang, cho đến năm 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chămpa mất hản độc lập, chỉ tồn tại như 1 thế lực bán tự chủ. Trong thời Minh Mạng, người Chămpa trở thành 1 thành phần của dân tộc Việt Nam. Hiện nay tại xã Phan Thanh huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận có bà Thêm  thuộc dòng dõi hoàng tộc Chăm còn lưu giữ 1 số hiện vật và chau báu của vua Chăm như Vương Miện bằng vàng y nặng 1,5kg.
            Vào giữa TK XVIII tỉnh Bình Thuận còn là vùng đất hoang sơ nhưng qua những lần theo đàn cá vụ Nam, ngư dân miền Bắc mới phát hiện đây là vùng biển giàu hải sản, mưa thuận gió hoà. Đến cuối TK XVIII được sự khuyến khích của chú Nguyễn cư dân người Việt di cư đến đây ngày càng đông, họ khai phá biến đất hoang sình lầy thành xóm làng vạn chài.
            Năm 1692 chúa Nguyễn đã đặt tên cho vùng đất mới khai phá này là Thuận Phủ, năm 1694 đổi thành Thuận Thành Trấn và đến năm 1697 phủ Bình Thuận ra đời với địa giới từ phía Nam sông Phan Rang trở vào giáp vùng đất Biên Hoà ngày nay được chia làm 4 đạo: Phan Rang – Phan Thiết – Maly – Phố Hài. Vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832) thành lập tỉnh Bình Thuận. Ngày 20/10/1998 vua Thành Thái xuống dụ công bố PT thành thị xã cùng lúc với thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An… Năm 1976 là tỉnh thuận Hải, năm 1993 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải. Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.992 km, toàn tỉnh có 192 km đường bờ biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 800mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, dân số khoảng 1.047.040 người, thành phần dân tộc gồm Việt – Chăm – Hoa, trong đó người Kinh chiếm khoảng 93% dân số toàn tỉnh. Bình Thuận có TP. Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý. Nghề đánh bắt hải sản ở PT phát triển mạnh mỗi năm đánh bắt được từ 110 – 120.000 tấn/ năm, về nông nghiệp là tỉnh có diện tích trồng cây Thanh Long lớn nhất cả nước. Đặc biệt là ngành du lịch với các điểm tham quan khá hấp dẫn như: núi Takou, Dinh Thầy Thím, Tháp cổ Poshanư, Hồ Biển Lạc, Bàu Sen, Bàu Trắng, Hải Đăng Khe Gà và Đồi cát di động. Mũi né với lợi thế bãi biển đẹp và an toàn cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, resort từ 1 – 4 so được xây dựng 1 cách nhanh chóng đã đáp ứng được lượng khách du lịch khá lớn đem lạingân sách lớn cho tỉnh.
            Theo nghiên cứu tham khảo của Nữ sĩ Như Nguyên Nguyễn Ngọc Hiền (là hậu duệ xa đời của Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào là anh ruột của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thì chủ ý dùng chữ Bình trong địa danh Bình Thuận của LTH Nguyễn Hữu Cảnh là để ông kỷ niệm và nhớ đến nguyên quán Quảng Bình, theo nghiên cứu về LTH Nguyễn Hữ Cảnh, nữ sĩ Như Hiên viết:”Trước tiên là Trấn Biên (nơi đầu Biên Giới), Bình Khương sau đến Bình Thuận” Để dẫn chứng nữ sĩ Như Hiên liệt kệ một số địa danh có chữ Bình và chữ Tân ở xứ Gia Định.
-       Ngã 3 Tân Minh (bên phải – Km 1750): Rẻ phải sẽ đi vào huyện Hàm Tân, đi thêm
khoảng 22km nữa sẽ đến Thị trấn La Gi hay còn gọi là ngã ba 46 (vì La Gi cách Phan Thiết 46km). từ ngã 3 Hàm Tân đi đến Dinh Thầy Thím 18km, đây là 1 di tích tôn giáo đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá.